Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

nhỏ|300px|ASEAN tại đại lộ Jalan Sisingamangaraja No.70A, [[Jakarta|Nam Jakarta, Indonesia.]] nhỏ|Quốc kỳ của 10 nước thành viên ASEAN. Từ phải qua: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam|298x298px Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (, viết tắt: ASEAN) là một tổ chức kinh tế, văn hóaxã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

ASEAN được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967. Những thành viên đầu tiên của Hiệp hội bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, SingaporePhilippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng báo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do thì Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Hiện tại, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Hai quốc gia bày tỏ ý muốn gia nhập ASEAN là Đông TimorPapua New Guinea hiện đang giữ vai trò quan sát viên.

ASEAN có diện tích đất 4,46 triệu km², chiếm 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và có dân số khoảng 600 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN có diện tích gấp ba lần so với diện tích đất. Năm 2018, tổng GDP ước tính của tất cả các quốc gia ASEAN lên tới xấp xỉ 2,92 nghìn tỷ USD. Nếu coi ASEAN là một thực thể duy nhất thì thực thể này sẽ xếp hạng 5 trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới theo GDP thực tế, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức. Dự kiến đến năm 2030, thực thể này có thể vươn lên thứ 4 thế giới.

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) được thành lập. Đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu của AEC là tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế công bằng, và hội nhập ASEAN sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Sự thành lập AEC là kết quả của nhiều năm lập kế hoạch và cam kết. Lộ trình AEC đầu tiên được thông qua vào năm 2007 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13, cung cấp một kế hoạch toàn diện để đạt được hội nhập kinh tế. Năm 2015, Lộ trình AEC 2025 được thông qua nhằm hướng dẫn sự phát triển của cộng đồng từ năm 2016 đến năm 2025, tập trung vào các lĩnh vực như kết nối nâng cao, hợp tác ngành, và một ASEAN kiên cường, bao trùm và hướng đến người dân. Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 9 kết quả của 9 cho tìm kiếm 'ASEAN', thời gian truy vấn: 0.02s Tinh chỉnh kết quả
  1. 1

    Asean in the new Asia/Edited: Chia Siow Yue and Marcello Pacini Bằng ASEAN ..

    Được phát hành 1997
    Sách
  2. 2

    ASEAN in the WTO challenges and responses Bằng ASEAN..

    Sách
  3. 3

    ASEAN in a changed regional and international politicaleconomy Bằng ASEAN..

    Được phát hành 1995
    Sách
  4. 4

    Annual report 1997-1998 of the ASEAN standing committee Bằng ASEAN

    Được phát hành 1998
    Sách
  5. 5

    Annual report 1993 - 1994 ASEAN standing comittee Bằng ASEAN

    Được phát hành 1994
    Sách
  6. 6

    Annual report of the ASEAN standing committee 1992-1993 Bằng ASEAN

    Được phát hành 1993
    Sách
  7. 7

    ASEAN standing committee annual report 1996 - 1997 Bằng ASEAN

    Được phát hành 1998
    Sách
  8. 8

    ASEAN standing committee annual report 1994 - 1995 Bằng ASEAN

    Được phát hành 1995
    Sách
  9. 9

    ASEAN selayang pandang.-- ed.10 Bằng INDONESIA, Sekretaris Nasional ASEAN Deplu

    Được phát hành 1995
    Sách